Xưởng sản xuất cơ sở 2

Cách tính số lượng cọc ép cho nhà dân nhà phố.

Có rất nhiều chủ nhà thường hay thắc mắc khi ép cọc trên vùng đất yếu thì ngôi nhà của họ cần ép bao nhiêu cọc là hợp lý. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách tính số lượng cọc cho ngôi nhà của bạn sao cho đảm bảo tính chịu lực tốt nhất.

Ở thị trường hiện nay có 2 loại cọc chính thường được sử dụng nhiều nhất đó là cọc vuông (250×250) và cọc ly tâm.

Mỗi loại cọc có sức chịu tải khác nhau:

Cọc vuông 250×250 có sức chịu tải 25 tấn.
Cọc ly tâm  có sức chịu tải 30 tấn.

Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 2 cách ép cọc thông dụng nhất đó là Ép Neo và Ép Tải.

Ép neo: là dùng mũi khoan neo khoan xuống đất, dùng mũi khoan làm đối trọng dùng dầu thuỷ lực để ép cọc đi xuống.
– Phù hợp cho các công trình nằm trong các hẻm nhỏ mà giàn tải không đi vô được hoặc các vùng đất không quá sâu.
– Nhược điểm:
+ Tải trọng thấp thông thường sẽ rơi vào khoảng 40 tấn nhưng khi ép xuống độ sâu thì neo nhổ lên thì sức chịu tải của 1 cây cọc chỉ còn khoảng 14 tấn.

Ép tải:

– Dùng các cục bê tông hoặc cục sắt chất 2 bên giàn, dùng áp lực để ép cọc xuống. Đối trọng của cục bê tông lớn khoảng 70 tấn nên cọc sẽ ép sâu hơn vì vậy sức chịu tải của 1 cây cọc có thể chịu tải lên đến 25 tấn.

Trung Đoàn sẽ làm một ví dụ:

Tính số cọc cần ép trên một miếng đất có chiều rộng 4m và chiều dài 12m bằng biện pháp ép tải để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tính số lượng cọc cần thiết để ép xuống đât.

Chúng ta sẽ tính số cọc cho nhà có 1 trệt, 3 tầng và thêm 1 tầng thượng (tầng thượng sẽ bằng 0.5 tầng bình thường).

Vì diện tích của mảnh đất là 4m x 12m nên ta sẽ chia mảnh đất đó ra làm 3 phần bằng nhau tương đương với diện tích là 4m x 4m.
Từ đó ta sẽ chọn ra được khoảng cách giữa các cột là 4m => 1 bước cột sẽ bằng 4m => chúng ta sẽ có được 8 cột bao gồm 4 cột góc và 4 cột giữa

Ta sẽ lấy tải trọng trên 1 mét vuông tương đương với 1 tấn để tính bài toán này.

Trên hình vẽ ta sẽ thấy tải trọng của 4 cột góc C1,C4,C5,C8 sẽ bằng nhau và tương tự C2,C3,C7,C6 sẽ bằng nhau.

Để tính tải trọng của cột C1 ta  sẽ lấy 1/2 bước cột từ C1 đến C2 nhân với 1/2 bước cột từ C1 đến C8 nhân với tải trong trên 1 mét vuông là 1 tấn rồi nhân với số tầng là 4,5 tầng.

Tải trọng 1 sàn bê tông chỉ khoảng 250kg nhưng chúng ta tính tất cả tải trọng của người, đồ đạc hoạt tải tối đa sẽ ra khoảng 1 tấn.

  • so với sức chịu tải 25 tấn của 1 cọc ép tải ta thỏa điều kiện vì vậy ta sẽ có 4 cọc ở 4 vị trí cột góc tường (C1,C4,C5,C8).

Tính cột C2 ta lấy 1/2 bước cột từ C2-C1 nhân cho 1/2 bước cột từ C2-C7 sau đó nhân cho 2 (bởi vì cột C2 nằm giữa 2 cột C1 và C3 sau đó nhân với số tấm là 4.5 tấm.

  • tấn so với sức chịu tải 25 tấn của 1 cọc ép tải ta không thỏa điều kiện vì vậy ta phải cắm 2 cọc ở vị trí cột C2 => ta sẽ tổng cộng 8 cọc ở các cột (C2,C3,C6,C7).

Từ các phép tính trên ta sẽ cắm tổng cộng 12 cọc ép tải tương ứng với 8 cột thỏa các vị trí đã tính trên cho một mảnh đất có diện tích 4m x 12m.

Các bạn hãy áp dụng cách tính tương tự để tính số lượng cọc cần ép khi cây nhà của bạn cũng như các nhà phố.
Nếu mọi người có thắc mắc hãy gọi điện chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Cách tính khoảng cách ép cọc bê tông chuẩn

Khoảng cách ép cọc bê tông luôn cần tính toán hợp lý và chính xác. Vì khi xác định đúng các vị trí chuẩn sẽ giúp cọc phát huy được công dụng cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công. Vậy khoảng cách được tính như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Vì sao cần tính khoảng cách ép cọc bê tông?

Trước khi giải thích lý do vì sao cần tính khoảng cách ép cọc bê tông, chúng ta hãy hiểu công dụng của cọc BTCT.

Vai trò của cọc BTCT

Cọc bê tông được xem là những chân trụ chịu tải trọng của công trình. Cụ thể nhiệm vụ của cọc BTCT là truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất bên dưới. Những lớp đất này có thể có độ lún đến hàng chục mét, cũng có thể là lớp đất đá cứng.

Việc phân tán lực trên các cọc BTCT xuống đất sẽ giúp cho công trình tránh được tình trạng sụt lún, nứt tường, nghiêng,… trước và sau khi hoàn thành.

khoảng cách giữa các tim cọc với tim cọc
Dự án ép cọc BTCT nhà cấp 2 của Trung Đoàn

Tính khoảng cách chuẩn khi ép cọc làm gì?

Thay vì ép nhiều cọc tập trung lại một chỗ thì sẽ không phân tán đều được tải trọng của công trình. Và cũng dễ dẫn đến sai lệch trụ chống.

Hơn nữa với những loại đất nền yếu, cọc không có khoảng cách hợp lý sẽ không giữ được móng cọc chắc chắn. Từ đó ảnh hưởng đến công trình của bạn và cả công trình xung quanh.

Vì vậy, để việc ép cọc bê tông đạt hiệu quả tối đa chúng ta cần phải tính khoảng cách vị trí giữa các tim cọc. Điều này giúp phân bố đều tải trọng lên mỗi tim cọc, đảm bảo công trình bền bỉ và vững chắc.

vị trí tim cọc giữa tim cọc là bao nhiêu
Mỗi vị trí tim cọc đều được chuyên gia của chúng tôi tính toán chính xác

Quy định khoảng cách ép cọc bê tông

Trên thực tế tùy vào tính chất nền đất, địa hình, tải trọng của công trình yêu cầu mà tính khoảng cách cho phù hợp. Vì vậy cũng tùy vào các yếu tố trên để lựa chọn hố móng cho phù hợp. Hố móng có thể là tim đơn, tim đôi hoặc tim 3 – tim 4,… Và thông thường, các cọc được bố trí theo hàng, dãy hoặc lưới tam giác.

Ép cọc bê tông tại nền đất yếu
Những công trình tại nền đất yếu cần phải có kinh nghiệm khi tính khoảng cách ép cọc

Tuy nhiên các khoảng cách giữa các tim cọc vẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn:

– Khoảng cách giữa tim cọc với tim cọc thông thường được tính: S = 3D – 6D. Với D là đường kính hay chiều rộng cọc. Từ mép cọc đến mép ngoài của đài móng phải từ 1/3D – 1/2dD

– Tuy nhiên tùy vào trường hợp để áp dụng công thức. Nhưng các cọc tối thiểu phải có cự ly 2.5D theo quy trình 22TCN-272-05. Bạn tham khảo điều 10.7.1.5 của 22TCN-272-05 để cụ thể hơn về quy trình này.

– Khoảng cách giữa các tim cọc cách nhau không được nhỏ hơn maximum ( 0.75m hay 2,5 lần của D).

– Mặc dù khoảng cách lớn nhất thông thường là 6D. Nhưng không bắt buộc bạn chọn khoảng cách cọc lớn nhất là 6D. Điều này có thể phụ thuộc vào giả thiết tính toán của chúng ta về đài cọc.

Tư vấn khoảng cách ép cọc bê tông tại Trung Đoàn

Như đã đề cập, mỗi công trình sẽ cần khoảng cách ép cọc bê tông khác nhau. Những quy định và cách tính cũng cần phải dựa vào số liệu cụ thể của công trình. Để biết chính xác công trình của bạn cần bao nhiêu tim cọc và khoảng cách giữa các tim là bao nhiêu? Bạn có thể gọi cho chúng tôi qua số 0966 830 057 để được chuyên gia tư vấn.

xưởng ép cọc BTCT tại Trung Đoàn
1 trong 3 xưởng sản xuất cọc BTCT của Trung Đoàn

Trung Đoàn đã có 12 năm kinh nghiệm ép cọc bê tông tại thị trường miền Nam, vì vậy chắc chắn chúng tôi có thể tính toán chính xác khoảng cách tim cọc cho công trình của bạn.

Ngoài ra, chúng tôi luôn cam kết đem lại hiệu quả tốt nhất về chất lượng và giá thành phù hợp.

Các dịch vụ ép cọc bê tông của chúng tôi:

0966830057
chat-active-icon