Xưởng sản xuất cơ sở 2

Cấu tạo móng băng và những lỗi sai nghiêm trọng – Phân loại móng băng.

 

Hôm nay ép cọc Trung Đoàn sẽ chia sẻ cho các bạn về việc thi công móng băng. Chủ yếu là các lỗi sai nghiêm trọng trong việc thi công móng băng.

Móng băng là một những loại móng được thi công nhiều nhất trong các công trình nhà dân dụng. Hoặc những công trình có tải trọng không quá lớn thường là nhà từ 2-3 tầng cao nhất có thể là 4 tầng. Còn ở thành phố đối với đất chia lô nhà này tựa nhà kia, ta có thể xây cao lên đến 5 tâng. Nhưng vẫn phải tùy thuộc vào nên đất từng khu vực để ta lựa chon nền đất cho phù hợp.

Trường hợp xây cao, nền đất yếu gần mương, hồ, rãnh nước có khả năng trơn, trượt, sụt lún, ta nên sử dụng móng cọc. Thông thường chi phí móng cọc cũng sẽ không cao hơn móng băng quá nhiều.

Với nhà cấp 4, nhà 2 tầng đổ lại ta có thể sử dụng móng đơn cho giảm cho phí .

Phân loại móng băng:

Xét về vật liệu ta có 2 loại đó là:

Móng Băng gạch

Móng Băng BTCT

Xét về tính chất độ cứng có 3 loại:

Móng cứng

Móng mềm

Móng kết hợp

Xét trên tiêu chí phương vị chia làm 2 loại:

Móng băng 1 phương

Móng được dùng theo 1 chiều duy nhất là chiều ngang hoặc chiều dọc của ngôi nhà.

Móng băng 2 phương

Thường được sử dụng nhất là các đường móng thiết kế theo 2 phương giao nhau

Móng chịu tải đúng tâm và móng chịu tải lệch tâm

Thường hay bị hiểu lầm là móng 1 phương và 2 phương.

Các bước thi công móng băng

Chuẩn bị đầy đủ nhân công, máy móc, cát, đá, xi măng, sắt thép, ván khuôn và vật tư cần thiết.

Bước 1:

Giải phóng mặt bằng và đào móng.

Độ sâu móng thường từ 1,5-2m tùy vào nền đất.

Đầm kĩ đáy móng không sẽ xảy ra hiện tượng lún không đều. Dễ gây nứt mái, nghiêng nhà. Móng chỉ cần xê dịch 1cm thì dầm, cột sẽ xê dịch trong độ khoảng 4-5cm.

Bước 2:

Đổ 1 lớp bê tông lót khoảng 10cm có thể là bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ.

Có tác dụng làm sạch đáy móng, định hình ván khuôn và chống mất nước xi măng khi đổ bê tông.

Bước 3:

Tiến hành làm thép.

Đối với thép bản móng (cánh móng) chiều rộng phổ thông từ 0,9-1,2m, 1m4 và chiều cao bản móng từ 300-350mm thường được sử dụng thép phi 12 đan lưới a150.

Thép ngắn là thép chịu lực chính thì phải đặt dưới và thép chạy dọc dầm, thép đài đặt trên. Với thép chạy dọc dầm ta có thể sử dụng bằng phi 10 vẫn được không cần thiết phải phi 12.

Lưu ý: Nếu là móng chịu tải lệch tâm. Bắt buộc thép ngắn lớp dưới ta phải bẻ bỏ vài cm sao cho phần tiếp xúc đảm bảo 30-40D (với D là đường kính thép).

Đối với dầm móng

Chiều rộng phổ thông là 300 và chiều cao dầ từ 500-800mm chúng ta có thể tính theo công thức.

Ví dụ: cho chiều dài bước cột bằng 6m

Chiều cao dầm = chiều dài bước cột chia 10. => 6/10 = 0.6m = 600 mm

Chiều rộng của dầm = chiều cao dầm chia 2. => 600/2 = 300.(tùy vào từng công trình có thể thêm hoặc bớt 1 ít.

Thép của dầm móng thông thường:

Thép chạy dọc 6 cây phi 18-22 tùy vào công trình.

Thép đai phi 8 đan khoảng cách a150.

Lưu ý: đối với những chỗ nối thép. Nếu nối bằng cách hàn thì khoảng cách tiếp xúc phải lớn hơn hoặc bằng 10D với D là đường kính thép

Còn mối nối bằng cách buộc. Khoảng cách tiếp xúc >=30D

Bước 4:

Kê thép, Lắp dựng ván khuôn và tiến hành đổ bê tông.

Phải đầm bê tông thật kĩ và đều tránh những chỗ bê tông không tới được dẫn đến thép bị hở sau này dẫn đến rỉ sét.

Rất cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, niềm vui. Hi vọng rằng qua bài viết này giúp cho mọi người và các chủ công trình dân dụng đang chuẩn bị tiến hành làm móng băng có được cái nhìn tổng quát hơn. Và tránh được các lỗi thường gặp khi thi công. Để biết thêm về làm móng xây nhà, ép cọc bạn có thể liện hệ trực tiếp đến Trung Đoàn chúng tôi qua Hotline để được tư vấn về dịch vụ.

0966830057
chat-active-icon