Xưởng sản xuất cơ sở 2

Xây nhà thì sử dụng loại móng nào là tốt nhất.

ép cọc bê tông tại Hòa Đa tỉnh Bình Thuận

Hôm nay đơn vị ép cọc Trung Đoàn xin chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm. Khi các bạn xây nhà làm loại móng nào là tốt và khi làm đúng loại móng các bạn sẽ nhận được các lợi ích như:

  • Tiết kiệm chi phí để làm móng trong công trình nhà mình.
  • Biết được các nhà thầu thi công lựa chon phương án móng cho loại đất của nhà mình và với tải trọng của nhà mình đã phù hợp hay chưa.
  • Thiết kế được loại móng đạt chất lượng và an toàn cho ngôi nhà của mình .

Để trả lời cho các lợi ích trên Ép Cọc Trung Đoàn xin chia sẻ qua bài viết hôm nay.

Khi xây nhà loại móng là đế của công trình. Nó chịu toàn bộ tải trọng của công trình xuống nó.

Nên ta cần phải lựa chon loại móng phù hợp. Làm sao cho công trình của mình nó tối ưu nhất nó không bị phí quá. Và làm sao cho công trình an toàn không bị lún, nghiêng, nứt về sau. Đó là những bài toán khó đòi hỏi những kĩ sư xây dựng giỏi về chuyên môn thì mới có thể thiết kế đúng.

Khi xây nhà ở ta có 3 loại móng:

Móng đơn (móng chân vịt)

Là loại móng thông thường được xây trong các nhà cấp 4. Thường là 1 trệt 1 lầu hoặc 1 trệt 2 lầu là tối đa.

Thông thường đối với vùng đất cứng. Vùng đất đỏ, đất sét, đất cát, thì người ta dùng loại móng đơn để xây cho nhà 1 trệt 2 lầu trở xuống.

Còn đối với vùng đất yếu. Khi các bạn xây những nhà cấp 4 mà dùng móng đơn đòi hỏi các bạn cần phải gia cố bằng cừ tràm.

Cừ tràm có tác dụng gia cố tạm thời nền đất nên cừ tràm chỉ sâu khoảng 4m. Vì vậy khi đóng cừ tràm cần phải đóng làm sao cho bó chặt lòng đất. Ngay vị trí móng truyền xuống. Sau đó ta mới đổ móng đơn lên phía trên. Thường dùng trong những nhà có tải trọng thấp.

Móng băng:

Tải trọng chịu được lớn hơn và nhiều hơn móng đơn rất nhiều.

Thường thiết kế với nhà dân dụng, nhà phố. Với nhà 6 tầng trở xuống thì móng băng có thể chịu nổi.

Móng băng gần giống với móng đơn và khác nhau ở chỗ là bề mặt móng băng chịu tải lớn hơn và móng băng sẽ được dàn từ cột bên này sang cột bên kia bằng 1 đâì ngang rất lớn. Để có thể tăng bề mặt tiếp xúc.

Móng băng cũng thuộc dạng móng nông. Nền nó thông thường cũng được làm trên nền đất tốt.

Vẫn phải gia cố nền móng bằng cừ tràm đối với nhà làm móng băng trên nền đất yếu.

Móng cọc:

Ép cọc bê tông được đúc sẵn xuống, cho tới khi đụng được nên đất cứng bên dướ. Cho đến khi máy ép cọc ko còn ép được xuống nữa thì bắt đầu đổ đài móng bên trên đầu cọc đó. Để chịu lực cho toàn bộ công trình phía trên.

Cọc có rất nhiều loại và kích thước khác nhau như:

Cọc vuông thường được đúc thủ công bằng tay. Thường dùng cho nên đất yêu 15-20m đổ lại.

Cọc tròn (cọc ly tâm) có độ chuẩn xác cao hơn, mac bê tông cứng hơn. Thường diện tích cọc ly tâm to hơn cọc vuông. Với những vùng đất quá yêu và có độ sâu cao sử dụng cọc ly tâm sẽ an toàn hơn.

Cọc ép càng thẳng càng chắc chắn thì độ chịu lực càng tốt

Đài cọc được xây trên cọc sẽ có tác dụng truyền toàn bộ tải trọng của ngôi nhà vào cọc.

Những vùng đất yêu hoặc những nhà có tải trọng lớn sẽ thường sử dụng móng cọc.

Việc chọn loại móng để thi công rất quan trọng và rất có lợi cho chủ nhà. Qua bài viết trên hi vọng những bạn chuẩn bị xây nhà, đang xây nhà sẽ có được kiến thức và có được hiểu biết về các loại móng. Giúp các bạn có thể xây cho bạn một ngôi nhà phù hợp mà mình mong muốn. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp chúng tôi để nhận sự tư vấn thiết kế và thi công hợp lý cho nhà của bạn.

0966830057
chat-active-icon