Xưởng sản xuất cơ sở 2

Những điều cần biết về cọc bê tông cốt thép sử dụng cho các công trình nhà dân

Bài viết này sẽ chỉ ra cách nghiệm thu, kiểm tra công tác ép cọc, đúc cọc và những điều cần biết về cọc BTCT cũng như các tiêu chuẩn về cọc bê tông cho nhà dân dụng.

Trước khi chúng ta muốn nghiệm thu 1 cây cọc thì yêu cầu đầu tiên chúng ta cần phải có bản vẽ kỹ thuật của cọc BTCT.

Hiện nay có rất nhiều loại cọc trên thị trường tiêu biểu như:

Cọc vuông có kích thước: 250×250, 300×300,350×350 và cọc tròn..

YẾU TỐ CỌC 250X250 VÀ CỌC BÊ TÔNG CHO NHÀ DÂN

Các YẾU tố chung của các cây cọc vuông(250×250) và tạo ra cây cọc bê tông thường được sử dụng trong nhà dân dụng là:

– Đầu tiên là các cây sắt chủ gồm 4 cây sắt.
(thương hiệu và nhà cung cấp của sắt sẽ được thể hiện trên cây cọc)

– Tiếp đến là sắt đai sẽ được quấn theo dạng xoắn ốc và sẽ được quấn chạy dọc theo cây cọc.

– Trên đầu mỗi cây cọc sẽ có thêm 2 cái bản mã (bản mã đầu và bản mã cuối).

Đối với nhà sản xuất thì chiều dày bản mã khá quan trọng. Ví dụ như bản mã cọc cho nhà dân dụng hiện nay được thiết kế rơi vào khoảng 4.2-4.5 mm.

– Sau khi có đầy đủ các yếu tố trên thì ta sẽ đưa vào ván khuôn để đúc thành cọc bê tông (kích thước ván khuôn sẽ theo bản vẽ thiết kế).

Trước khi đổ bê tông vào ván khuôn để đúc thành cọc chúng ta phải thực hiện trước các bước sau:

+ Bước 1: Quét lớp dầu lên bề mặt ván khuôn để cho bề mặt bê tông không bị bám dính vào bề mặt ván khuôn sau khi chúng ta tháo.

+ Bước 2: Hàn định vị các móc cẩu đúng theo vị trí khung sắt mà bản thiết kế sẵn.

+ Bước 3: Trước khi đổ ta phải đưa những cục kê bê tông vào. Để tạo lớp bảo vệ bê tông ở 4 mặt đúng theo bản vẽ thiết kế.

+ Bước 4: Hàn thêm một đoạn ở mũi cọc để định hướng cho cọc khi cắm xuống đất.

Đối với nhà dân dụng hiện nay thì có hai loại cọc thường được sử dụng. Đó là cọc tròn và cọc vuông và sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cọc vuông:

Cọc vuông:

+ Phân loại cọc:

Đoạn có đầu hình tam giác được gọi là đoạn mũi, đoạn có đầu vuông gọi là đoạn giữa.

+ Phân loại kích thước:

Đối với nhà dân dụng thì thường sử dụng cọc 250×250(mm).
Một số cọc có kich thước khác như 300×300(mm), 200×200(mm).

+ Chiều dài cọc thông dụng nhất đối với nhà dân dụng là 4m – 7m. Đối với các loại ngắn hơn 4m hoặc  dài hơn 7m thì thường sẽ phải đặt làm riêng.

Những chi tiết trên cọc 250x250mm cần phải quan tâm

Đoạn nối giữa các cọc với nhau:

Đoạn nối giữa các cọc trong cọc nhà dân dụng được gọi là bản mã. (gồm 2 loại là bản mã thép tấm và bản thép hộp)

Đoạn móc cẩu:

Trên mỗi cây cọc sẽ có 2 đoạn móc cẩu. Móc cẩu được thiết kế phù hợp với chiều dài, kích thước, cân nặng của cây cọc để cọc sẽ không bị gãy khi chúng ta cẩu cọc.

Kiểm tra độ liền mạch của cây cọc (độ nứt):

Thông thường cọc ở nhà dân dụng sẽ không thể nào kiểm tra được bằng máy móc, thiết bị hay bằng mắt thường được. Chúng ta sẽ sử dụng biện pháp đơn giản đó là tưới nước lên các cây cọc. Sau đó nước sẽ thấm vào các rãnh nứt của cột để hiện ra các vết nứt. Khi đó chúng ta sẽ có  thể kiểm tra cọc bằng mắt thường và xem cọc nào không đạt tiêu chuẩn sẽ không cho ép và thay bằng cọc khác.

Các biện pháp trên chỉ là các biện pháp trực quan tương đối.

Có thể áp dụng vào các công trình không có những thiết bị và dụng cụ chuyên nghiệp để chúng ta kiểm tra.

Qua bài viết mong quý vị sẽ có thêm kiến thức về cọc bê tông. Cũng như các biện pháp kiểm tra tương đối cọc ở công trình dân dụng của bạn.

0966830057
chat-active-icon