Xưởng sản xuất cơ sở 2

Thép đài móng cọc và thép giằng móng. Kỹ thuật xây dựng móng cọc bê tông, bố trí thép đài cọc

Hôm nay Trung Đoàn sẽ chia sẻ bố trí thép của đài cọc. Và đặc biệt là thép lớp trên của đài cọc nằm trên hay nằm dưới thép của giằng móng. Đây là một vấn đề được rất nhiều người hỏi và quan tâm kể cả một số người mới vào nghề xây dựng.

Để có thể nói thép nào nằm trên thép nào nằm dưới thì chúng ta phải hiểu chịu lực của thép như thế nào.

Để có thể nói chịu lực như thế nào? Chúng ta phải biết thép giằng móng dùng để làm gì? Giằng móng sinh ra để làm gì?
Chúng ta sẽ giải đáp các câu hỏi trên để có thể tìm ra vấn đề mà chúng ta đang nói tới.

Công dụng của thép giằng móng và đài móng:

Công dụng của thép giằng móng:

Để phân bố lại tải trọng giữa các đài móng. Giúp cho việc các đài móng truyền tải lực phân bố với nhau và giúp công trìn lún đều hơn. Không bị lún lệch, lún quá giới hạn (theo tiêu chuẩn của nhà nước)

Dùng để làm điểm tựa xây tường, cổ móng và chắn đất khi chúng ta đổ đất lên.

Trường hợp tường của giằng móng cao ta sẽ xây tường của tầng một thẳng lên luôn. Nếu nằm ở thấp ta phải xây tường cổ móng và đổ đất.

Ngoai ra cũng sẽ có chịu biến dạng bên trên.

Công dụng của thép phía trên đài cọc:

Thường được sử dụng với mục đích chịu nhiệu độ, chịu biến dạng của bê tông.

Để đảm bảo cho công trình tốt hơn. Phòng tránh được các trường hợp thiết kế chưa thể tính toán đến.

Đối với đài móng lệch sẽ là thép chịu lực.

Nên đặt thép lớp trên đài móng hay thép giằng nằm trên?

Với công dụng và mục đích của théo đài cọc và thép giằng móng. Để có thể nói thép nào nằm trên thép nào nằm dưới thì chỉ có người thiết kế đã tính toán phần thép mới có thể nói chính xác được.

Trong trường hợp người thiết kế tính thép giằng quá lớn thì có thể người thiết kế sẽ đặt thép ở trên. Nếu tính thép lớp trên đài ra lớn thì thép lớp trên đài nằm trên. Bởi vì thép nào càng nằm trên cao càng tăng chiều cao làm việc của cấu kiện đài, giằng. Lúc đó sẽ có lợi hơn về mặt chịu lực. VD dầm cao 50cm sẽ chịu lực thấp hơn dầm cao 60cm.

Trên thực tế thi công, khi ta không biết người thiết kế muôn thép nào nằm trên thép nào nằm dưới. Trong trường hợp đó thông thường thép giằng sẽ có phi lớn hơn thép đài và được ôm bởi thép đai. Nhưng để tiện cho việc thi công ta có thể chọn thép đài nằm trên vì sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều về khả năng chịu lực của thép giằng.

Trường hợp thiết kế đã chỉ rõ thép nào nằm trên thì nên làm đúng theo thiết kế.

Tổng hợp lại:

Trên là toàn bộ phân tích về việc thi công thép móng, giằng. Nên đặt lớp thép phái trên của đài móng nằm trên hay nằm dưới giằng. Mong các bạn đang có thắc mắc về vấn đề này có thể hiểu thêm phần nào giúp công trình, nhà ở của mình được thi công tốt hơn.

Để có thể đảm bảo cho công trình bạn nên tham khảo ý kiến từ các nhà thầu móng cọc uy tín, chất lượng và kinh nghiệm. Ép cọc Trung Đoàn chúng tôi tự hào có đầy đủ tất cả yếu tố để có thể giúp bạn thi công nền móng một cách tốt nhất.

0966830057
chat-active-icon