Xưởng sản xuất cơ sở 2

Các bước ép cọc neo áp dụng cho nhà thấp tầng trong hẻm nhỏ.

Hôm nay đơn vị thi công ép cọc Trung Đoàn chia sẻ bài viết chia sẻ kinh nghiệm. Về các bước ép cọc neo áp dụng cho nhà phố có chiều cao thấp, nằm trong các đường hẻm nhỏ. Thiết bị thi công lớn cồng kềnh phục vụ cho việc ép tải bê tông, tải sắt không thể vào được.

Hình ảnh minh họa đường hẻm nhỏ.

Quy trình và các bước ép cọc neo áp dụng cho nhà thấp tầng trong hẻm nhỏ:

Các thiết bị dùng cho ép cọc neo:

  • Các đoạn cọc bê tông (dài khoảng 4m).

  • Lưỡi khoan neo

  • Thiết bị chính tạo ra tải trọng

Chúng ta sẽ nối lưỡi khoan và thiết bị tạo ra tải trọng với nhau. Sau đó tiến hành khoan neo xuống càng sâu dưới lòng đất thì tải trọng ép càng lơn.(Tùy theo điều kiện địa chất có thể khoan sâu hay cạn.

  • Các thiết bị để thi công ép cọc:
    + Máy ép thủy lực.

+ Lồng sắt (Giữ cho cọc thảng đứng trong quá trình ép).

+ Xe cẩu mini (dùng để cẩu cọc).

+ Khung ép cọc. (Được neo vào các thiết bị neo ở lòng đất, đồng thời cố định khung ép).

Các bước thi công ép cọc neo:

Bước 1:

  • Khoan lưỡi khoan neo xuống vị trí đã được chỉ đinh.
  • Sau khi khoan hết một đoạn lưỡi khoan neo xuống lòng đất, ta tiếp tục nối đoạn khác và tiếp tục khoan. Cho đến khi đủ chiều dài tính toán và thiết kế, đụng tới địa chất quá cứng không thể khoan tiếp được nữa.
  • Thông thường sẽ khoan neo ở 2 vị trí đã được chỉ định sẵn. Đối với công trình lớn hơn, tải trọng nhiều hơn có thể có đến 4 vị trí khoan neo (mỗi đầu giàn ép cọc gồm 2 vị trí neo).

Bước 2:

  • Đặt khung giàn ép cọc và cố định 2 đầu khoan neo ta đã khoan trước đó.
  • Thông thường sẽ khoan neo ở 2 vị trí đã được chỉ định sẵn. Đối với công trình lớn hơn, tải trọng nhiều hơn có thể có đến 4 vị trí khoan neo (mỗi đầu giàn ép cọc gồm 2 vị trí neo).

Bước 3:

  • Đặt lồng sắt và cố định lồng trên khung ép cọc.
  • Đặt lồng đúng với vị trí đã tính toán.
  • Phải cố định lồng sắt thật kĩ để không bị bung ra khỏi giàn.

Bước 4:

  • Đặt cọc vào trong lồng ép và tiến hàng ép cọc.
  • Dùng 1 đoạn sắt kê vào đầu trên của cọc, rồi dùng sức của máy thủy lực để ép cọc xuống

Bước 5:

  • Khi cọc chịu đến một lượng tải trọng nhất định. Vị trí neo sẽ có xu hướng bị đẩy lên nhẹ làm lệch dàn ép cọc.
  • Các thợ thi công sẽ dùng các thanh gỗ hoặc các vật liệu khác để chêm vào dàn ép đảm bảo cho dàn luôn bằng phẳng. Không cho lồng ép cọc bị nghiêng dẫn đến cọc ép cũng sẽ nghiêng.

Đối với một số công trình địa chất yếu. Việc ép neo có thể ép nối các đoạn cọc lại với nhau giống như các phương pháp ép tải sắt, tải bê tông.

Phía trên là các bước phương pháp ép neo trên công trình thực tế mà đơn vị chúng tôi muốn chia sẻ.

Một số lưu ý:

Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng biện pháp ép  neo này.
Chỉ nên áp dụng trong các trường hợp  không thể lựa chon những phương pháp thi công móng cọc tốt hơn.
Bởi vì biện pháp ép neo rất khó kiểm soát tải trọng ở đầu cọc và chúng ta sẽ phải ép rất nhiều cọc.
Dễ xảy ra các trường hợp bị lún, lệch hoặc là lún không đều.
Khi các nhà thầu, kĩ sư đã chọn phương pháp này thi công cho công trình của bạn. Họ đã tính toán rất kĩ  để không xảy ra các trường hợp như trên.

Để được tư vấn các biện pháp ép cọc cũng như chon ra phương pháp hợp lý, tối ưu cho công trình của các bạn. Các bạn có thể liên hệ cho đơn vị thi công Ép Cọc Trung Đoàn của chúng tôi. Để được tư vấn cũng thi công móng cọc tốt nhất cho công trình của bạn.

0966830057
chat-active-icon